Khi trong gia đình có thân nhân bệnh nặng, dù đã vào bệnh viện, dù bệnh có nguy kịch hay không, cũng phải thu xếp để mời cha đến ban các Phép Bí Tích cuối cùng. Sau đó, người nhà cũng cần lo liệu để bệnh nhân được rước Mình Thánh Chúa nhiều lần.
Phần I.Cầu nguyện cho người hấp hối.
Khi trong gia đình có thân nhân bệnh nặng, dù đã vào bệnh viện, dù bệnh có nguy kịch hay không, cũng phải thu xếp để mời cha đến ban các Phép Bí Tích cuối cùng. Sau đó, người nhà cũng cần lo liệu để bệnh nhân được rước Mình Thánh Chúa nhiều lần. Dưới đây là mấy gợi ý, người giúp kẻ liệt có thể dùng để giúp bệnh nhân cầu nguyện trong lúc hấp hối, gồm có:
- Kinh dọn mình chết lành.
- Nghi thức phó dâng linh hồn người hấp hối.
- Cầu nguyện cho tín hữu vừa tắt thở.
KINH DỌN MÌNH CHẾT LÀNH
(Trong thời gian có người bị bệnh nặng, thỉnh thoảng cả nhà nên đọc kinh này để cùng cầu nguyện với bệnh nhân) CẦU NGUYỆN CHO NGƯỜI HẤP HỐI
Cầu cho các linh hồn đang hấp hối
Chúa Giêsu phán : Hãy cầu nguyện kinh này thường xuyên để Ta có thể cứu các linh hồn hấp hối khỏi hỏa ngục.
Lạy Chúa Giêsu của con, xin Chúa dủ lòng từ bi nhân hậu hàng tỷ tỷ và hàng triệu triệu lần. Lạy Chúa Giêsu của con, xin dủ lòng từ bi nhân hậu thương xót từng mỗi một linh hồn trong cơn hấp hối cho đến ngày tận thế hàng tỷ tỷ và hàng triệu triệu lần. Chúng con xin dâng lên Cha trên trời máu quý báu và những giọt lệ máu của Chúa Giêsu cho mỗi người trong cơn hấp hối cho đến tận thế và che phủ linh hồn ấy với máu quí báu và Trái Tim Vô Nhiễm của Đức Mẹ Maria , cùng với những giọt lệ máu của người, để kẻ thù xảo trá không còn có thể nắm giữ họ được nữa. Chúa Giêsu phán : và Ta có thể cứu họ, các con hãy loan báo tin này đi. Ta cần những linh hồn đền tạ chịu đọc kinh này nhiều lần mỗi ngày. Ta cám ơn các con yêu quí. Amen.
Phần II. Khi người thân lâm chung.
1- Tắm thi thể: Bằng động tác hết sức nhẹ nhàng tắm rửa thật sạch bằng nước rượu hay trà, thay đồ cho người mất, mặc đồ thánh. Việc này người nhà có thể tự thực hiện hoặc gọi dịch vụ mai táng đến thực hiện.
4- Đặt thi thể người thân nơi sạch sẽ, thoáng mát, đủ ánh sáng. Có thể đặt trên giường, ghế bố tại gian nhà trước hoặc trong phòng. Đầu hướng ra ngoài đường, có thể đặt hoa xung quanh thi thể. (không được xịt dầu thơm)
5 - Tẩm dầu hôi hoặc thuốc đuổi kiến ở 4 chân giường.
6- Liên hệ dịch vụ mai táng (nhà quàn) để chọn Quan Tài (Áo Quan), gói dịch vụ mai táng.
8- Liên hệ giáo xứ báo cáo cha sở để có ngày giờ hành lễ. Thông báo cho ông Tổng thư ký HĐGX hay ông Chủ tịch Cộng đoàn.
9- Sắp xếp chương trình viếng xác, cầu nguyện và thánh lễ an táng.
10- Chuẩn bị sách kinh, sách hát dùng trong giờ cầu nguyện và thánh lễ.
11- Phóng di ảnh cỡ 25x30 cm.
12- Chọn nghĩa trang, loại mộ (nếu an táng – chôn).
13- Thông báo bà con, xóm giềng, bạn bè biết.
14- Đặt các vòng hoa tưởng nhớ.
15- Sổ ghi nhớ khách viếng.
16- Chụp hình, quay phim.
17- Giấy báo tử, chứng tử.
18- Đăng cáo phó (nhà quàn thực hiện).
19- Chuẩn bộ đồ tang (nhà quàn chuẩn bị).
20- Hợp gia đình phân công người chủ tang, người tiếp khách, người ghi chép, người thủ quỹ, đi chợ…
Phần III. Nhập liệm
Theo đạo Công giáo, gia chủ không đặt nặng vấn đề cúng kiến, mà chủ yếu là đọc kinh cầu cho linh hồn người mất. Được sự giúp đở rất nhiệt tình của các vị Trùm và Ban kẻ liệt, gia đình chỉ cần chuẩn bị sẵn đồ tang phục (có một số người mặc đồ tang trước khi nhập liệm).
Gần đến giờ nhập liệm, bà con Công giáo trong khu sẽ đến cùng gia đình đọc kinh, trước khi Cha Sở đến làm lễ. Đồ dùng tẩm liệm theo Công giáo là: vải trắng (không sữ dụng chiếu, vải đỏ)… Cha Sở làm lễ xong (khi người chết đã được đặt vào quan tài) liền ra về, phần nghi lễ còn lại do các Ông Trùm làm tiếp.
Nghi lễ Công giáo có phần trang nghiêm hơn Phật giáo. Bàn thờ theo Công giáo đơn giản là một bảng tên thánh, bình bông huệ trắng, cây thánh giá … phía sau quan tài treo một tấm vải có thiêu tên giáo xứ, tên thánh của người chết. Trước nhà có treo cờ báo tang.
Phần IV. Thời gian diễn ra lễ tang.
- Phân công người chủ tang, người tiếp khách, người ghi chép, người thủ quỹ, đi chợ, người lạy trả lễ, người trong coi giữ xe khách viếng…
- Lạy trả lễ: khách viếng lạy 2 lạy, người nhà lạy trả lễ 1 lạy. Thông thường khách viếng lạy 4 lạy hoặc 3 lạy thì người nhà lạy trả lễ 2 lạy (3 lạy, 4 lạy hay 10 lạy không quan trọng, quan trọng là tâm thành kính).
- Tùy theo điều kiện kinh tế gia chủ có thể yêu cầu ban nhạc tây (kèn đồng). Ban nhạc tây thổi theo suất từ 45 phút đến 1 tiếng biểu diễn những bản hòa tấu thánh ca và tùy theo yêu cầu của gia chủ.
Phần V. Lễ động quan và di quan hạ huyệt/hỏa táng
- Lễ động quan theo Công giáo được chia làm hai phần. Đầu tiên, bà con trong họ sẽ đọc kinh trước giờ động quan. Sau đó linh cữu sẽ được đưa vào nhà thờ làm lễ. Thông thường, lúc sinh thời người chết đi lễ tại đâu thì sẽ được Cha Sở của nhà thờ đó làm lễ. Đặc biệt, nếu người chết đã từng làm Cha Sở hoặc người chết là cha, mẹ của Cha Sở hay các vị nữ tu thì sẽ được nhiều Cha đến làm lễ Đồng tế. Người theo đạo công giáo ít khi mời các ban Nhạc nam mà họ thường chỉ sử dụng Ban kèn tây khi đưa tiễn.
- Làm lễ bái quan. Trước giờ động quan 15 phút anh em đạo tỳ vào làm lễ bái quan. Tang chủ đặt tiền thưởng trên đầu quan tài thưởng cho anh em đạo tỳ, số tiền bao nhiêu là tùy vào điều kiện của tang chủ.
- Khi động quan, di quan người cầm bát hương đi trước, tiếp theo là di ảnh, tiếp theo là quan tài, con cháu còn lại không có nhiệm vụ thì đi sau quan tài, tiếp theo là bà con đi đưa.
- Quan tài ra khỏi nhà sẽ quay lại đầu hướng vào nhà chào từ biệt 3 lần, con cháu bưng bát hương, cầm di ảnh cũng xoay theo quan tài hướng mặt vào nhà cúi chào 3 cái rồi xuôi theo đường mà đi.
Quan tài sẽ được đạo tỳ khiêng trên vai cho tới xe tang, trên đoạn đường này có thể quay lại xá thêm vài lần nữa, chào bà con lối xóm, chào khách đưa tiễn. v.v. .Di quan đến nhà thờ làm lễ, sau đó di quan đến nơi an táng.
- Làm lễ Hạ huyệt/hỏa táng.
Kết thúc tang lễ.